Lịch sử Người_Chăm

Người Chăm là một dân tộc đã từng có một quốc gia Chăm Pa độc lập, hùng mạnh trong lịch sử, có nền văn hóa phát triển, và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt. Ở Việt Nam người Chăm có mối liên hệ gần gũi với các dân tộc nói các tiếng cùng thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia như Gia Rai, Ê Đê, Ra GlaiChu Ru. Bên ngoài Việt Nam, người Chăm có quan hệ gần gũi với người Mã Lai.

Nước Chiêm Thành khoảng thế kỷ XII.

Lịch sử người Chăm trên lãnh thổ Việt Nam

Trước thế kỷ thứ VII, có một vương quốc tên Lâm Ấp của người Chăm, tồn tại từ năm Sơ Bình thứ 3 nhà Hán (192) đến năm Đại Nghiệp thứ 1 nhà Tùy (605). Sau năm 605, Lâm Ấp có nhiều thay đổi, đặc biệt là liên tục xây tháp Ân giáo và dựng bia tiếng Phạn, lịch sử bắt đầu được rõ ràng. Các tên gọi khác nhau của vương quốc này theo văn bia tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ là Campapura, Campanagara, Nagara Campa, Nagar Cam. Còn sử sách Trung Quốc gọi là Lâm Ấp quốc, Hoàn Vương QuốcChiêm Thành quốc. Vương quốc này bắt đầu suy tàn từ đầu thế kỷ XV sau cuộc can thiệp do quân đội nhà Minh trong thời vua Vĩnh Lạc Đế đối với ba triều đại: nhà Hậu Trần (Đại Việt), nhà Hồ (Đại Ngu) và triều đại Vijaya (Chiêm Thành).

Sau khi quân đội nhà Minh rút về, vương quốc Champa được phục hồi nhưng chia thành tiểu vương quốc: Tiểu vương quốc Vijaya (Đồ Bàn: 1428-1471) và Tiểu vương quốc Panduranga (Phan Rang: 1433-1832).

Tiểu vương quốc Vijaya bị quân đội Đại Việt tiêu diệt vào thời vua Thánh Tông nhà Lê để thôn tính đất đai vào năm Hồng Đức thứ 2 (1471). Năm đó, tiểu vương quốc Panduranga cũng trở thành chư hầu của Đại Việt. Năm Chính Hòa thứ (1693), Nguyễn Hữu Cảnh đã một lần chinh phục Tiểu vương quốc Panduranga, đổi tên Chiêm Thành quốc thành Thuận Thành trấn, rồi đổi Thuận Thành trấn thành Bình Thuận phủ. Nhưng, năm 1694, trong khi Nguyễn Hữu Cảnh tây chinh đánh Campuchia, tướng người Chăm tên Ốc Nha Đạt và tướng người Thanh tên A Ban đã tập hợp được đông đảo lực lượng người Champa, nổi dậy và tiêu diệt toàn bộ lực lượng chúa Nguyễn tại đây. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã bất đắc dĩ phải cầu hòa với người Champa và cho phép người Champa phục hồi Thuận Thành trấn (Khu tự trị Champa). Hòa ước giữa chúa Nguyễn và Champa được ghi rõ trong "Nghị định Ngũ điều" vào năm Vĩnh Thạnh thứ 8 (1712) và được duy trì cho đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832). Sau giải thể khu tự trị vào năm 1832, một số người Chăm liên minh với Lê Văn Khôi, nổi dậy để phục hồi Thuận Thành trấn nhưng kết thúc thất bại. Hậu duệ của vua Champa có Dụng Gạch (Bo Gait, Bộ Gạch), một vị hoàng tử anh hùng, giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính lâm thời huyện Hòa Đa (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận ngày nay) phụ trách khu vực miền núi sau Cách mạng tháng Tám.

Phù điêu mô tả thủy chiến giữa người Chăm và người Khmer ở đền Bayon.

Champa thừa kế Lâm Ấp được thành lập sau cuộc nổi dậy của một viên quan địa phương (quan Công Tao) tên là Khu Liên (Kiu-lien) chống lại chính quyền nhà Hán năm 192 tại huyện Tượng Lâm, thuộc quận Nhật Nam (ngày nay là Huế). Lãnh thổ của Champa ngày nay thuộc thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực bắc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng Tây Nguyên, tỉnh Salavan và một số nơi của Lào. Lâm Ấp chịu ảnh hưởng lớn văn hóa và tôn giáo Trung Quốc nhưng sau các cuộc chiến với quốc gia láng giềng Phù Nam, cũng như sự thôn tính lãnh thổ của quốc gia này vào thế kỷ IV, đã hòa trộn văn hóa Ấn Độ. Theo văn bia tiếng Phạn tại Mỹ Sơn, vua Champa và vua Campuchia đều là hậu duệ của hoàng tử Asvattaman, một anh hùng lưu vong bạc mệnh trong sử thi Ấn Độ Mahabarata thuộc nhà Kuru. Riêng, các chúa Panduranga thì thuộc dòng Pandu nên Champa (Vijaya, thuộc nhà Kuru) và Panduranga (thuộc nhà Pandu) vốn là 2 quốc gia thù địch với nhau. Sử sách Trung Quốc luôn ghi rõ 2 nước Chiêm Thành (Champa) và Tân Đồng Long (Panduranga) là 2 quốc gia riêng.

Lịch sử của vương quốc Champa là các cuộc xung đột với Trung Quốc, Đại Việt, KhmerMông Cổ, cũng như xung đột nội bộ. Chính là do các cuộc xung đột này mà Champa mất dần lãnh thổ vào tay Đại Việt, một quốc gia có tổ chức chính quyền và quân sự tốt hơn. Champa trong quá khứ là một nước chư hầu của các triều đại phong kiến Trung Quốc và Đại Việt nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa và sự toàn vẹn lãnh thổ. Người Champa là những chiến binh giỏi đã sử dụng địa hình đồi núi để chiếm ưu thế. Năm Hồng Đức thứ 2(1471), tiểu vương quốc Vijaya chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến với Đại Việt dưới triều vua Lê Thánh Tông. Khoảng 60.000 quân Champa bị giết và 30.000 bị bắt làm tù binh. Sau đó, tiểu vương quốc Panduranga tiếp tục tồn tại dưới sự bảo trợ của chúa Nguyễn và vua Gia Long trong 4 đạo: đạo Panrang (đạo Phan Rang tức tỉnh Ninh Thuận), đạo Kraong (Đạo Long Hương/Liên Hương tức huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận), đạo Parik (đạo Phan Rí tức huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) và đạo Pạjai (đạo Phố Hài, huyện Hàm Thuận Bắc - Hàm Thuận Nam - Hàm Tân và thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận). Đến thời vua Minh Mạng, Khu tự trị Thuận Thành đã bị xóa sổ và trở thành phủ Ninh Thuận.

Lịch sử người Chăm trên lãnh thổ Campuchia và những nơi khác

Tương tự như quốc gia của người Việt ở phía Bắc, người Chăm có lịch sử tiếp xúc và định cư lâu đời ở quốc gia Chân Lạp của người Khmer ở phía Nam. Tại Chân Lạp, từ lâu đã có cộng đồng người gốc Mã Lai, Java sang sinh sống. Do tương đồng trong ngôn ngữ và tôn giáo, người Chăm từ lãnh thổ Chăm Pa đã cộng cư với người gốc Mã Lai ở Chân Lạp.

Năm 774, vương triều Sailendra ở đảo Java, Indonesia mạnh lên đã tấn công vương quốc Chân Lạp, chiếm được kinh đô Sambhupura và đẩy đất nước này tới hồi diệt vong. Đầu thế kỷ thứ 9, vua Khmer là Jayavarman II mới giải phóng được đất nước, khởi đầu một đế chế hùng mạnh ở Đông Nam Á - đế quốc Khmer (802-1434).

Từ những năm 944 và 945, quân Khmer từ Angkor đã xâm chiếm khu vực Kauthara của người Chăm.[8] Năm 1080, quân đội Khmer lại tấn công Vijaya và các trung tâm khác ở miền Bắc Champa.[9] Năm 1145, quân đội Khmer dưới sự chỉ huy của vua Suryavarman II, người đã xây dựng Angkor Wat, đã chiếm Vijaya và phá hủy các đền tháp ở Mỹ Sơn. Vua Khmer sau đó đã tấn công và chiếm toàn bộ miền Bắc Champa.[10].

Năm 1170, vua Chăm là Jaya Indravarman đã tiến đánh Khmer. Năm 1177, một lần nữa quân đội của nhà vua đã bất ngờ tấn công thủ đô Khmer là Yasodharapura từ các thuyền chiến đi ngược sông Mekong đến hồ lớn Tonle Sap ở Khmer. Quân Chăm đã chiếm thủ đô Khmer, giết vua Khmer, và mang về nhiều chiến lợi phẩm[11]. Vua Khmer là Jayavarman VII đã đẩy lùi quân Chăm ra khỏi vương quốc Khmer vào năm 1181. Và tới năm 1203, quân Khmer chiếm được kinh đô Vijaya và biến Chăm Pa trở lại thành một tỉnh của Angkor. Chăm Pa hoàn toàn mất độc lập cho đến năm 1220[12]. Thất bại năm 1471 đã dẫn đến việc nhiều làn sóng người Chăm di cư sang Campuchia và các quốc gia khác như Malacca. Cộng đồng người Chăm và người Islam gốc Mã Lai, Java ở Campuchia nhờ đó mà gia tăng thế lực.[13]

Năm 1594 chúa Chăm là Po At đã gửi lực lượng sang giúp Sultan xứ Johor để tấn công quân Bồ Đào NhaMalacca[14]. Cùng lúc này, quân Ayutthaya một lần nữa đánh bại Chân Lạp, tàn phá kinh đô Lovek. Các thế lực người Chăm, Mã Lai, Java và ngoại quốc như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hàn Lan tranh nhau giành ảnh hưởng tại Campuchia. Nhiều nhóm người gốc Chăm Mã Lai còn ám sát cả các vua Chân Lạp.[15]

Từ năm 1642, tại Campuchia, một vị vua tên Nặc Ông Chân đổi sang đạo Islam và xưng là Sultan Ibrahim (1642-1659). Nặc Ông Chân tin dùng và ưu ái người Chăm Mã Lai, gây bất bình với người Khmer trong nước. Năm 1659, Nặc Ông Chân bị chúa Nguyễn đánh bại, một lượng lớn người Chăm và Mã Lai ở Chân Lạp bỏ chạy sang Ayutthaya tị nạn, tạo thành một cộng đồng người gốc Chăm Pa ở Xiêm. Năm 1672, vua Chân Lạp là Chey Chetta III lại bị một nhóm Chăm Mã Lai sát hại.[16][17]

Năm 1692, chúa Nguyễn chinh phạt tiểu quốc Panduranga khiến một hoàng thân tên Po Chongchan (Po Choncăin) dẫn theo gia quyến và hơn 5.000 người Chăm bỏ sang Campuchia tị nạn. Những nhóm người này được Chính vương Chey Chettha IV cho định cư dọc xung quanh kinh đô Oudong, bên bờ sông Mê Kông. Người Chăm Mã Lai tiếp tục được triều đình Chân Lạp sử dụng làm quân binh hầu cận.[18][19] Năm 1747, vua Chân Lạp là Chey Chettha VII (1709-1755) chống đối chúa Nguyễn và hay ức hiếp người Côn Man (người Chăm, Mã Lai). Năm 1755, Nguyễn Cư Trinh đón hơn 5.000 trai gái dân Côn Man về trú dưới chân núi Bà Đinh (Bà Đen). Từ đây, đánh dấu gia đoạn "hồi hương" của những nhóm người Chăm từ Chân Lạp về lại lãnh thổ Đàng Trong.

Vào năm 1796, một thủ lĩnh người Chăm từng sống ở Kedah tên Tuan Phaow (Đồng Phù, Toàn Phù) cùng một tù trưởng khác [Tăng Mã] thừa dịp chúa Nguyễn bận công kích nhà Tây Sơn, xách động một cuộc bạo loạn nhằm khôi phục quyền tự trị hoàn toàn cho Panduranga, nhưng cũng bị Po Saong Nyung Ceng dẹp tan. Có ý kiến cho rằng Tuan Phaow trốn chạy sang Campuchia với tên Tuon Set Asmit và được vua Ang Eng thu dùng, cho làm tỉnh trưởng Tbong Khmum.[20] Tuan Phaow sau đó làm tới chức Tể tướng dưới triều vua Ang Chan II với tên gọi Chiêu Chùy[21] Tôn La Ca Đồng Phù (Chauvea Talaha Tuon Pha). Năm 1820, Đồng Phù bị phát hiện thân phận và bị triều đình nhà Nguyễn xử tử.[20] Tuy nhiên, xét theo Đại Nam thực lục và liệt truyện, Tuan Phaow có thể không phải là vị Tể tướng gốc Chăm tên Tôn La Ca Đồng Phù thời vua Ang Chan II. Việc xử tử Đồng Phù là do Ang Chan II nhờ triều Nguyễn bắt giúp để trị tội đại nghịch vô đạo với vua Chân Lạp.[22][23]

Năm 1783, hai vị quan Chân Lạp là Ốc nha Nhum Rạch Bèn[24] (Thượng thư bộ Hình) và Ốc nha Cao La Hâm Sưu (Suos)[25] (Thượng thư bộ Thủy Hải quân, Samdach Chau Phraya Kalahom ) từ nước Xiêm trở về bắt và giết vị Chiêu Chùy (Tể tướng) thân Đàng Trong là Mô. Nhum Rạch Bèn sau đó lại mâu thuẫn và giết cả và Cao La Hâm Sưu. Hay tin Cao La Hâm Sưu bị giết, thủ lĩnh người Chăm Mã Lai (Đồ Bà, Java) là Toàn Sét[26] Cháu Voi Vuốt (hoặc Doun Set từ tỉnh Tbong Khmum) khởi loạn, tiến đánh Oudong, Nam Vang. Doun Set sau đó tự xưng thủ lĩnh ở Oudong và sắp đặt quân gốc Chăm Malay chốt giữ Chroy Changva và Phnom Penh.[27] Năm Giáp Dần (1784), Chao Phraya Abhaya Bhubet giết được Toàn Sét (Doun Set), viện binh của Xiêm La quét sạch luôn bè đảng quân Đồ Bà.[28]

Năm 1793, phiên vương Thuận Thành trấnPo Tisuntiraidapuran (Nam sử gọi là Nguyễn Văn Tá / 阮文佐) theo phe Tây Sơn bị Nguyễn Ánh đánh bại. Một vị hoàng thân Chăm là Po Krei Brei (Nguyễn Văn Chiêu) đưa gia quyến bỏ sang tỉnh Tbong Khmum của Chân Lạp định cư. Lần này, người Chăm từ Việt Nam chạy sang Campuchia tị nạn rất đông.[29] Po Krei Brei được cộng đồng Hồi giáo Tbong KhmumKampong Cham suy tôn là thủy tổ của mình.[30]

Năm 1794, vua Chân Lạp là Ang Eng lên ngôi và sau đó tin dùng các nhóm lính người Chăm Mã Lai. Một người Mã Lai tên Tuon Set Asmit (Tuon Pha, Tuen Phaow) được bổ nhiệm làm tỉnh trưởng Tbong Khmum.[31] Đến thời vua Ang Chan II, nhiều người gốc Chăm Mã Lai giữ chức cao trong triều đình Chân Lạp như Chiêu Chùy Tôn La Ca Đồng Phù (Chauvea Talaha Tuon Pha) giữ chức Tể tướng, Samdech Chau Ponhea Tei (Tham đích Tây, Tham đích Châu Bôn Nha) nắm quân đội.

Năm 1822, Chánh Chưởng (Cơng Can-Po Chơn), vị vua cuối cùng của Champa rời kinh đô Bal Canar (Tịnh Mỹ - Phan Rí) lưu vong tại Campuchia.[32]

Cuối năm giáp ngọ (1834), vua Chân Lạp Ang Chan II, mất, không có con trai, quyền cai trị trong nước về tay các quan Trà Long[33] và La Kiên[34]. Người Chăm Mã Lai ở Chân Lạp được nhà Nguyễn tin dùng. Trương Minh GiảngLê Đại Cương cho sắp xếp quân đội để bảo hộ Chân Lạp, trong đó: lựa lấy thổ binh người Chàm (dòng dõi người Thuận Hoá), người Chà (dòng giống Chà Và cư trú đất Phiên)[35] xếp làm 2 cơ An Man Nhất và An Man Nhị. Mỗi cơ 10 đội, mỗi đội 50 người. Dùng người đầu mục là Hu Khiêm làm Suất cơ cơ An Man Nhất, Đỗ Cố làm Phó suất cơ, Tôn Ly làm Suất cơ cơ An Man Nhị, Hàn Ông làm Phó suất cơ. Sai họ chiêu tập cho đủ số, để phòng khi có việc sẽ trưng dụng. Tới năm 1835, khi lập Trấn Tây thành, nhà Nguyễn đặt quân Chăm Mã Lai làm 3 cơ, Nhất, Nhị, Tam (dân Chàm 823 người làm 2 cơ An man Nhất và Nhị ; dân Chà Và 223 người làm cơ An man Tam).[36] Ba cơ An Man này của người Chăm Mã Lai được nhà Nguyễn khen ngợi "chỉ biết hướng mộ triều đình, ra sức bắt giặc, trước sau sai phái, không khác lính Kinh". Khen thưởng Cai đội cơ Nhất sung Quản cơ là Vũ Khiêm (Hu Khiêm), Cai đội cơ Nhị sung Quản cơ là Tôn Ly, đều thưởng thụ Phó quản cơ, thí sai Quản cơ, Chánh đội trưởng cơ Tam sung Phó quản cơ là Đào Kim thưởng thụ Cai đội, thí sai Phó quản cơ. Tuy nhiên, việc ưu ái người Chăm Mã Lai của nhà Nguyễn cũng khiến họ bị người Khmer bản địa nghi kỵ, ganh gét và xua đuổi.[36]

Cùng năm 1834, mùa đông, tháng 12, hơn 30 sách người Mán Chàm ở gần thành Quang Hoá thuộc Gia Định (nay là tỉnh Tây Ninh), tình nguyện xin phụ thuộc vào Đại Nam.[36]

Từ năm 1847, quân Nguyễn rút khỏi Chân Lạp, vua Ang Dương lên nắm quyền ở Campuhia. Năm Tự Đức thứ 2 (1849), người Chàm là Chàm Ôn, Chàm Núi trước đây bị thổ phỉ bắt hiếp xua dồn đi, nay mang gia quyến xin về châu Quang Hoá (nay là Tây Ninh) dựng nhà ở. Năm 1857, đầu mục người Chàm là Ả và Ôn ở 2 xã Đông Tác, Tây Thành, phủ Tây Ninh thuộc Gia Định lại về lập ấp.[36]

Năm 1858, một số cuộc nổi dậy nổ ra như người Khmer ở gần biên giới Tây Ninh và đặc biệt là người Chăm Mã Lai ở Tbuong Kmoum. Người Chăm Mã Lai nổi dậy dưới sự kêu gọi của các thủ lĩnh Tuon-Him (Tôn Hiên), Tuon-Su (Tôn Ca?) và Tuon-it (Tôn Ích). Hàng nghìn người Chăm Mã Lai chạy sang Châu Đốc tỵ nạn.[36][37]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_Chăm http://www.oxfordislamicstudies.com/article/opr/t3... http://www.thailandsworld.com/en/thai-people/centr... http://www.state.gov/g/drl/rls/irf/2004/35433.htm http://www.nis.gov.kh/nis/census2008/Census.pdf http://journalarticle.ukm.my/8251/1/Mohamad_Zain_M... http://www.joshuaproject.net/peopctry.php?rop3=110... http://www.joshuaproject.net/people-profile.php?pe... http://www.eias.org/wp-content/uploads/2016/03/EU_... http://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/ch... http://www.iseas.edu.sg/nsc/documents/working_pape...